• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe nhập khan hàng, xe nội chiếm lĩnh thị phần?

08/12/2017, 07:35

Hiện nay, nhiều mẫu xe nhập khan hàng nhưng dự báo phân khúc xe lắp ráp cũng chưa thể khởi sắc.

_mg_0146-0719

Toyota Fortuner hiện là một trong những mẫu xe nhập khẩu khan hàng nhất hiện nay

Thị trường ô tô Việt đang chứng kiến tình trạng khan hàng đối với nhiều mẫu xe nhập khẩu HOT. Thậm chí, khách hàng phải chấp nhận kiểu mua bán “bia kèm lạc” để được mua những chiếc xe cuối cùng. Ví dụ như Toyota Fortuner có đại lý bán kèm với điều kiện phải mua phụ kiện lên tới 200 triệu đồng. Hay theo lời một nhân viên đại lý Mitsubishi, mẫu bán tải Triton MIVEC hiện còn rất ít hàng.

Ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban Chính sách Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA) chia sẻ, đến thời điểm hiện tại, VAMA chưa có thông báo chính xác về tình hình kinh doanh ô tô tại Việt Nam trong tháng 11/2017 để có cái nhìn chính xác nhất về doanh số. Nhưng theo vị đại diện VAMA, tuy xe nhập khẩu khan hàng, doanh số ô tô lắp ráp có thể tăng, nhưng không thể tăng mạnh dù các hãng đã ưu đãi, giảm giá mạnh.

Ở thời điểm hiện nay, khi có nhu cầu mua ô tô nhập khẩu, khách hàng sẽ chia làm 3 nhóm gồm: chờ xe nhập khẩu ASEAN về nước trong năm 2018, chuyển sang mua một mẫu xe nhập khẩu của thương hiệu khác và nhóm cuối cùng là không mua xe nhập khẩu nữa mà chuyển sang xe sản xuất lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, nhóm cuối cùng này theo ý kiến của ông Tuấn là không có nhiều, chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số khoảng 20% lượng khách hàng mua ô tô nhập khẩu.

112511-img_6008

Chuyên gia nhận định, khoảng tháng 1 và tháng 2/2018, doanh số xe lắp ráp mới thực sự bùng nổ

Về lý do xe nhập khẩu khan hàng, ông Tuấn chia sẻ, trước thời điểm Nghị định 116 được ban hành, nhiều hãng xe có ô tô nhập khẩu từ ASEAN đã lên kế hoạch dừng nhập khẩu xe từ khoảng tháng 10 để chờ sang thời điểm 1/1/2018, hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu về 0% mới tiếp tục đặt hàng. Vì vậy mới có tình trạng xe nhập khan hàng như hiện nay cũng và sẽ càng khan mạnh vào thời điểm sát Tết.

Thực tế đến thời điểm này, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 116, nhiều mẫu xe nhập khẩu cũng đang gặp vướng mắc về điều kiện phải có Giấy chứng nhận kiểu loại xe nên chưa thể nhập xe như dự kiến trước đó.

Một chuyên gia trong ngành ô tô nhận định, lợi thế hiện nay đang nghiêng hẳn về phía xe lắp ráp trong nước do xe nhập khẩu khó về nước. Tuy nhiên, thị trường ô tô sản xuất lắp ráp khó lòng sôi động từ nay đến cuối năm mà chỉ dừng lại ở mức túc tắc, không có gì đột phá về mặt doanh số. Năm 2017 được xem là một năm khó khăn với thị trường ô tô Việt do nhu cầu mua ô tô bị kìm hãm khoảng 25% – 30% bởi tâm lý chờ đợi mua ô tô giá rẻ năm 2018.

Vì vậy khi sang 2018, nhất là tháng 1 và tháng 2, thị trường ô tô sẽ bùng nổ, nhất là đối với xe sản xuất lắp ráp, khi nhu cầu mua sắm bung ra sau nhiều tháng chờ đợi thời điểm 2018 để mua xe. Bên cạnh đó, lại là thời gian cận Tết, nên chắc chắn doanh số các mẫu xe sẽ tăng vọt, đặc biệt là xe sản xuất lắp ráp trong nước như Hyundai Grand i10, Toyota Vios hay Kia Morning,…

 

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.