• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe nhập khẩu tăng mạnh, xe nội lo lép vế

14/08/2021, 10:00

Trước sức ép ngày càng tăng của xe nhập khẩu, nhiều địa phương, doanh nghiệp đang đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ.

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng lên đồng nghĩa với thị phần của xe sản xuất trong nước giảm xuống tương ứng. Trước sức ép ngày càng tăng của xe nhập khẩu, nhiều địa phương, doanh nghiệp đang đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ để cân bằng tương quan giữa xe nội với ô tô nhập khẩu.

Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng năm 2021 tăng mạnh về số lượng so với cùng kỳ

Vì sao xe nhập khẩu tăng trở lại?

Trong một báo cáo trình Chính phủ mới đây, một doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đã nêu lại diễn biến thị trường năm 2020.

Theo đó tỷ trọng xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng cao bất thường, lên tới 41% trong nửa đầu năm, đạt mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tiến tới thuế nhập khẩu ô tô từ nhiều thị trường về Việt Nam xuống còn 0% chứ không chỉ có ASEAN như hiện nay. Nếu Nhà nước không có các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước một cách ổn định thì tỷ trọng xe nhập khẩu vẫn sẽ tiếp tục tăng.
Đại diện một doanh nghiệp cho biết


Tuy sang tới 6 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng xe nhập khẩu đã giảm về mức 34% nhưng lại đang có xu hướng tăng mạnh trong một vài tháng gần đây.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, tính đến hết tháng 6 năm nay, trong khi sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đạt 161.100 xe, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước thì ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu cũng tăng kỷ lục, đạt 81.107 chiếc, tăng tới hơn 100% về cả lượng và giá trị so với cùng kỳ.

Tỷ trọng giữa số lượng ô tô nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước trong 6 tháng đầu năm 2021 là 33,5 - 66,5%, thu hẹp khoảng cách so với cùng kỳ năm 2020 là 31,5 - 68,5%.

Tính đến hết tháng 7/2021, khoảng cách giữa xe nhập khẩu và lắp ráp tiếp tục được thu hẹp với tỷ trọng là 34,5 - 65,5% và xe nhập khẩu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh những tháng cuối năm.

Lý giải về hiện tượng xe nhập khẩu tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch vẫn phức tạp, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết, cuối quý II năm trước là quãng thời gian “tạo đáy” của toàn ngành công nghiệp ô tô, sức mua giảm rất mạnh.

Tháng 5 năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu 4.886 xe (trị giá 109 triệu USD) đã là mức rất thấp so với mọi năm, nhưng sang tháng 6, xe nguyên chiếc nhập khẩu giảm tiếp, chỉ về nước có 3.552 chiếc (trị giá 97,9 triệu USD), lập kỷ lục tháng nhập khẩu thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Còn theo đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), một quy luật dễ nhận thấy là qua mỗi năm, tỷ trọng xe nhập khẩu sẽ tăng dần lên, xe lắp ráp sẽ hạ xuống theo mức tương ứng bởi xe lắp ráp trong nước rất khó cạnh tranh do chi phí sản xuất cao.

“Thực tế các hãng lựa chọn nhập khẩu sẽ có lợi hơn, do chi phí thấp nên giá cạnh tranh tốt hơn, không phải đầu tư dây chuyền sản xuất tốn kém. Thị trường tăng thì hãng nhập nhiều, còn thị trường giảm thì nhập ít. Nếu muốn sản xuất xe thì phải mua bộ khuôn về làm, rồi duy trì trong vòng 5 năm mà không biết có bán được hay không. Trong khi có thể chọn nhập thử một số lượng xe về để thử thị trường, nếu tốt thì tăng cường nhập khẩu. Sau khi bán tốt, ổn định thì lúc đó họ mới tính đến việc lắp ráp, ví dụ như Mitsubishi Xpander”, đai diện VAMA dẫn chứng.

Cũng theo vị này, chi phí nhập khẩu linh kiện về để lắp ráp cũng cao hơn chi phí nhập xe nguyên chiếc từ ASEAN. Nhập khẩu linh kiện phải tốn các loại chi phí như logistics, đóng gói sản phẩm… một số linh kiện nhập về không được ưu đãi thuế nhập khẩu trong khi ô tô nhập khẩu ASEAN lại được miễn thuế nếu đủ điều kiện.

Đó là lý do các hãng xe luôn đặt lựa chọn việc nhập khẩu cao hơn là lắp ráp.

Đại diện một doanh nghiệp ô tô sản xuất trong nước cho biết, sự tăng trưởng tỷ trọng xe nhập khẩu do chiến lược của các hãng, đặc biệt là các hãng nhập khẩu ô tô từ ASEAN vì không chịu thuế nhập khẩu.

Họ có nhiều sản phẩm mới hơn và thấy nhập khẩu có nhiều ưu thế và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Thêm vào đó, cuối năm 2020 có chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ nên các hãng lắp ráp ô tô tăng cường sản xuất nhưng nay không thấy có chính sách gì thì lại tăng cường nhập khẩu.

Kiến nghị hỗ trợ ô tô lắp ráp

Tỷ trọng xe nhập khẩu đang tăng trở lại so với 6 tháng cuối năm 2020 khi ô tô SXLR được giảm 50% lệ phí trước bạ. Ảnh: Yến Chi

Theo một số doanh nghiệp ô tô trong nước, sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam hiện có nhiều rủi ro, trong khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn do dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên thế giới.

Đặc biệt, khủng hoảng thiếu chip đang diễn ra trên toàn cầu, trong khi chỉ có một số nhà sản xuất chip nên họ sẽ ưu tiên phân phối cho một số thị trường trọng điểm. Việt Nam doanh số không cao, không phải thị trường trọng yếu nên sẽ không được ưu tiên.

Cộng với dịch bệnh diễn biến phức tạp, chi phí vận chuyển hàng hoá cũng tăng, gây khó khăn cho việc sản xuất lắp ráp.

Tựu chung lại, có thể thấy trong bài toán kinh doanh, có thể các hãng sẽ lựa chọn nhập khẩu để tránh rủi ro trong sản xuất và giảm thiểu khó khăn, chi phí.

Đại diện một hãng xe khác tại Việt Nam nhận định, nếu không có những can thiệp kịp thời và quyết liệt từ Chính phủ thì sản xuất trong nước khó có thể tiếp tục cạnh tranh được với nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đều đã hoặc đang trên lộ trình gỡ bỏ theo cam kết của Việt Nam tại các FTA thế hệ mới.

Ngành công nghiệp ô tô nếu không dựa trên nền tảng là sản xuất công nghiệp thì sẽ không thể bước đi nhanh, mạnh và phát triển vững chắc, như định hướng của Chính phủ.

Được biết mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình, Quảng Nam và một số doanh nghiệp trong nước đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Các văn bản trên đều đề xuất một số giải pháp gồm: Gia hạn, kéo dài thêm chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; Cho phép các doanh nghiệp mới thành lập được tham gia vào chương trình ưu đãi thuế mà không xem xét tiêu chí về sản lượng tối thiểu trong 3 năm đầu tiên; Gia hạn thời hạn nộp thuế thiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.