• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Bảo hiểm BSH bị tố chây ỳ bồi thường sau vụ ô tô tông vào đàn trâu

30/11/2023, 14:14

Bảo hiểm BSH An Giang bị khách hàng tố chây ỳ, chậm chi trả bồi thường vụ ô tô 16 chỗ hư hỏng do tông vào đàn trâu đi qua đường lúc nửa đêm.

Hơn một năm chưa được bồi thường bảo hiểm

Lúc rạng sáng ngày 7/11/2022, xe ô tô 16 chỗ biển số 68F-000.85 được điều khiển bởi ông Trần Quốc Tuấn xảy ra tai nạn do va chạm với đàn trâu đi qua đường tại Km72 + 400 Quốc lộ 61 thuộc địa phận xã Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang).

Hậu quả khiến ô tô hư hỏng phần đầu xe. Vụ việc được phòng CSGT công an tỉnh Kiên Giang thụ lý giải quyết. Chi phí sửa chữa ô tô hết 102,8 triệu đồng.

Theo đơn khiếu nại của đại diện chủ xe, sau khi tai nạn xảy ra, phía chủ xe giữ nguyên hiện trường và thông báo cho tổng đài bảo hiểm BSH An Giang, sau đó gửi hồ sơ cho bảo hiểm BSH An Giang để yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất.

Xe tông vào trâu, đợi bồi thường bảo hiểm quá lâu - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn ngày 7/11/2022 giữa xe 16 chỗ và đàn trâu ở xã Định Hòa (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang).

“Tuy nhiên, BSH đã chây ỳ không giải quyết bồi thường cho chúng tôi theo đúng quy định của pháp luật và cố ý gây khó dễ cho chúng tôi bằng những yêu cầu vô lý. Thậm chí BSH yêu cầu chúng tôi chấp nhận giảm trừ 30% số tiền bồi thường thì mới thanh toán trong khi vụ việc của chúng tôi không hề vướng điều khoản giảm trừ nào trong quy tắc bảo hiểm của BSH đã ban hành”, trích đơn khiếu nại của chủ xe gửi Cục quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính).

Sự việc xảy ra đã hơn một năm, tới nay chủ xe chưa được bồi thường bảo hiểm dẫn đến khiếu nại bảo hiểm BSH An Giang tới cơ quan chức năng.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trần Thanh Thuận, Giám đốc BSH An Giang cho biết, có mấy vấn đề khúc mắc trong vụ việc này, tới nay chưa được khách hàng phối hợp và cung cấp tài liệu đầy đủ.

Thứ nhất là tại thời điểm xảy ra tai nạn, phía bảo hiểm yêu cầu khách hàng đi kiểm tra nồng độ cồn, nhưng hai tuần sau phía khách hàng mới cung cấp phiếu xét nghiệm nồng độ cồn đã có hiệu chỉnh, nên BSH không chấp nhận.

Thứ hai là BSH đã phê duyệt mức bồi thường 70 triệu đồng nhưng khách hàng không đồng thuận, yêu cầu phải bồi thường 100% tổn thất (khoảng hơn 100 triệu đồng).

“Cho đến thời điểm này, BSH An Giang vẫn bảo lưu mức bồi thường sau khi giảm trừ 30%, nhưng khách hàng chưa đồng thuận, dẫn đến khiếu nại”, ông Thuận cho hay.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, phía chủ xe cung cấp bản tường trình sự việc, theo đó ngay sau khi xảy ra tai nạn (rạng sáng 7/11), từ 3h30 đến 5h30, lái xe Trần Quốc Tuấn đã đi 3 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa Bình An, Trung tâm y tế huyện Châu Thành), nhưng các bệnh viện không có người tiếp nhận để test nồng độ cồn.

Đến 7h30 sáng 7/11, lái xe đã tới Phòng CSGT công an tỉnh Kiên Giang, gặp cán bộ CSGT thụ lý sự việc và yêu cầu được test nồng độ cồn bằng máy của ngành công an, máy cho kết quả nồng độ cồn là 0,000 mg/l khí thở.

Chủ đàn trâu có trách nhiệm thế nào?

Hiện nay pháp luật có quy định cụ thể với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn (mục 1 điều 10 chương II Nghị định 100/2019): Phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng nếu điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông; để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển.

Xe tông vào trâu, đợi bồi thường bảo hiểm quá lâu - Ảnh 2.

Nhiều vụ va chạm với trâu bò ngoài đường, chủ xe và các bên liên đới như bảo hiểm đều chịu thiệt thòi do không được chủ gia súc bồi thường.

Theo luật sư Đỗ Hồng Sơn (VP luật sư Tinh Hoa Việt), luật dân sự quy định chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác (mục 3 điều 603 chương XX Bộ luật dân sự 2015), do vậy chủ trâu sẽ phải bồi thường cho hãng bảo hiểm, sau khi bảo hiểm đã bồi thường cho chủ xe cơ giới.

Trên thực tế, mỗi khi xảy ra tai nạn với gia súc trên đường giao thông, chủ sở hữu gia súc thường có tâm lý né tránh, không nhận trách nhiệm, gây trở ngại cho lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xử lý tai nạn.

Một thực tế khác là hiếm khi hãng bảo hiểm (hoặc chủ xe) được chủ trâu bò bồi thường, do chủ chăn gia súc thường là người nghèo ở nông thôn, họ cũng viện cớ phải chịu thiệt hại khi trâu bò bị thương hoặc bị chết sau tai nạn.

“Bởi thế, chủ phương tiện và hãng bảo hiểm đều phải chấp nhận thiệt thòi trong các vụ tai nạn liên quan đến gia súc thả rông ngoài đường”, luật sư Sơn phân tích.

Cũng theo luật sư Sơn, mức xử phạt hành chính của hành vi thả rông trâu bò đi vào đường giao thông hiện nay chỉ từ 60 - 100 nghìn đồng là thấp, trong khi số vụ tai nạn xảy ra với gia súc thả rông không phải là hiếm, nhiều vụ thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.