• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Chủ xe lo thiếu nơi sửa chữa ô tô điện

24/02/2024, 09:00

Số lượng ô tô điện tại Việt Nam tăng nhanh chóng trong những năm gần đây song ngoài đại lý chính hãng, không nhiều gara tư nhân có thể sửa chữa loại xe này.

Thợ ngoài chỉ xử lý được hư hỏng phần cứng

Ô tô điện không còn xa lạ tại thị trường Việt Nam với số lượng tăng nhanh chóng những năm vừa qua.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo, cả nước sẽ có khoảng 1 triệu xe điện vào năm 2028 và khoảng 3,5 triệu chiếc vào năm 2040. Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường 6Wresearch, quy mô thị trường xe điện Việt Nam dự kiến tăng 22,9%/năm trong giai đoạn 2020-2025.

Chủ xe lo thiếu nơi sửa chữa ô tô điện- Ảnh 1.

Ngoài những hư hỏng cơ bản, người dùng hiện chỉ có thể sửa ô tô điện ở các đại lý chính hãng.

Đến nay, các thương hiệu và dòng xe ô tô điện tại Việt Nam khá đa dạng. Một số đơn vị thuộc bên thứ ba cũng đã tham gia phát triển hệ thống trạm sạc, hoặc cung cấp các loại đồ chơi, phụ kiện nâng cấp xe. Tuy nhiên khi cần sửa chữa, bảo dưỡng loại phương tiện này, người tiêu dùng lại không có nhiều lựa chọn ngoài đại lý chính hãng.

Anh Thế Trọng (Gia Lâm, Hà Nội) hiện sở hữu hai chiếc ô tô điện cho biết, các gara tư nhân hiện nay chỉ nhận sửa một số lỗi liên quan đến phần cứng của xe điện như thân vỏ, lốp, la-zăng, gương, kính... Nhiều nơi cũng đã có dịch vụ độ đèn, màn hình, làm cách âm hay thay phuộc cho xe điện. Tuy nhiên, khi gặp hư hỏng liên quan đến phần mềm, hệ thống điện cao áp hay pin, các xưởng ngoài đều từ chối vì thợ không biết sửa.

"Ô tô là tài sản có giá trị, vì vậy nhiều người chưa an tâm khi vào gara ngoài, dù chỉ để xử lý lỗi nhỏ", anh Trọng nói.

Anh Văn Dũng, chủ một cơ sở sửa chữa ô tô trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, các gara truyền thống hiện nay khó có thể sửa những lỗi liên quan đến pin và hệ thống truyền động của xe điện. Đặc biệt là pin cần đáp ứng những yêu cầu riêng để đảm bảo an toàn và chống cháy, nổ.

Để sửa chữa chuyên sâu xe điện, gara cần đầu tư thêm các loại trang thiết bị chuyên dụng. Đơn giản nhất như chiếc cờ-lê hay bộ quần áo bảo hộ cũng phải làm từ vật liệu cách điện tốt: "Một số hãng, ví dụ như VinFast, hiện cũng quản lý rất chặt các loại phụ tùng, linh kiện lớn, phải là chủ xe và mua đúng phiên bản của xe đang sở hữu mới được. Vì vậy rất khó tìm nguồn cung ngoài chính hãng".

Phần lớn ô tô điện tại Việt Nam mới lăn bánh khoảng từ 2-3 năm trở lại đây, do đó vẫn trong thời hạn bảo hành và chưa bước vào giai đoạn xuống cấp hay hư hỏng nặng. Tuy nhiên, nhiều người dùng lo lắng trong tương lai, việc thiếu hụt các xưởng sửa xe điện của bên thứ ba có thể gây bất tiện, tăng thêm thời gian chờ đợi, cũng như mất đi một phương án bảo dưỡng, sửa chữa với chi phí thấp hơn đại lý chính hãng.

Vì sao kẻ trộm ô tô không quan tâm đến xe điện?Vì sao kẻ trộm ô tô không quan tâm đến xe điện?

Trộm cắp ô tô đang gia tăng ở Mỹ và Canada nhưng bọn trộm dường như không quan tâm đến xe điện.

Thợ sửa cần đào tạo chuyên sâu

Ở nhiều quốc gia mà xe điện phát triển hơn Việt Nam, nhân lực phục vụ ngành bảo dưỡng, sửa chữa cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Chủ xe lo thiếu nơi sửa chữa ô tô điện- Ảnh 3.

Để sửa chữa xe điện, thợ kỹ thuật cần được đào tạo chuyên sâu các kiến thức cơ bản và cốt lõi của ô tô.

Theo số liệu được Viện Công nghiệp Ô tô Anh (IMI) công bố năm 2023, 20% số kỹ thuật viên ô tô ở Anh đã được đào tạo về xe điện, nhưng chỉ 1% đủ khả năng làm nhiều công việc hơn bảo trì định kỳ.

Cục Thống kê Lao động Mỹ dự báo đến năm 2031, quốc gia này cần 80.000 kỹ thuật viên sửa xe điện hoặc lắp đặt bộ sạc xe điện. Phòng Thương mại Ô tô bang Victoria (Australia) cũng dự kiến cần 9.000 thợ kỹ thuật ô tô điện vào năm 2030.

Trong khi đó, Hiệp hội Xe điện Thái Lan (EVAT) cho biết, đất nước này đang gặp khó khăn để lấp đầy hơn 53.000 vị trí việc làm trong lĩnh vực xe điện.

PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, tại Việt Nam, ngành ô tô của trường đại học chỉ có hai chương trình đào tạo tiêu chuẩn là công nghệ ô tô và kỹ thuật ô tô. Những khóa học về ô tô điện mới chỉ ở mức thí điểm.

Hiện chưa có chương trình đào tạo riêng dành cho loại phương tiện này. Tùy từng trường sẽ có cách cho sinh viên tiếp cận ô tô điện khác nhau. Ví dụ Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung nội dung xe điện vào các môn học chính thức, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dự án nghiên cứu về loại xe này để sinh viên tham gia.

Theo TS Phúc, để sửa chữa xe điện, thợ kỹ thuật cần được đào tạo chuyên sâu các kiến thức cơ bản và cốt lõi của ô tô, thay vì chỉ học những kỹ năng sửa từng bộ phận theo kiểu "cầm tay chỉ việc". Chỉ khi nắm rõ bản chất vấn đề và có tư duy logic tổng thể, mới có thể bảo dưỡng, sửa chữa hay xử lý được các phần mềm, công nghệ mới vốn liên tục được cập nhật, nâng cấp trên xe điện.

"Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với ô tô điện có nhiều khác biệt so với xe động cơ đốt trong, đặc biệt là hệ thống điện áp cao. Nếu không tuân thủ đúng và đủ, không chỉ người sử dụng xe mà chính thợ sửa chữa cũng sẽ gặp nguy hiểm", ông Phúc nói.

Theo ông, với việc ô tô điện đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, lĩnh vực này mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến từ khâu thiết kế, sản xuất cho tới các hoạt động dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa. Những năm gần đây, không ít cử nhân kỹ thuật ô tô có chuyên môn về xe điện hóa đã sớm tạo dựng được vị thế nhất định tại các công ty ô tô lớn như Toyota hay VinFast.

Tại những quốc gia có tỷ lệ phổ cập xe điện cao, nhiều xưởng sửa chữa truyền thống đang gặp khó khăn vì vắng khách. Do cấu tạo đơn giản, chi phí bảo dưỡng thấp hơn xe xăng, nguồn thu từ các dịch vụ cho xe điện không đủ bù đắp số tiền đào tạo và mua trang thiết bị mà gara bỏ ra.

Đơn cử Hàn Quốc, Viện Công nghệ ô tô của nước này cho biết, trong quá trình chuyển đổi sang xe điện, nhu cầu sửa chữa giảm khoảng 30%. Số lượng gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô giảm gần 25% trong 13 năm qua.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.