• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Giải mã hiện tượng giật điện khi mở cửa ô tô

Tĩnh điện sẽ làm tài xế bị giật khi chạm vào ô tô. Đây là hiện tượng vật lý thông thường nhưng trong một số tình huống tĩnh điện có thể khiến chủ xe gặp nguy hiểm.

Tĩnh điện có thể gây cháy nổ ô tô

Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua dòng điện hoặc sự phóng điện.

Vào mùa đông, khi độ ẩm xuống thấp khiến khả năng dẫn điện trong không khí kém hơn, dẫn đến mất cân bằng giữa điện tích âm và dương trong các vật thể. Hiện tượng tĩnh điện do vậy cũng tăng lên.

Trong sinh hoạt hàng ngày tĩnh điện sẽ được lưu giữ trên cơ thể cũng như quần áo. Khi tài xế dùng tay để thao tác mở cửa xe, lượng tĩnh điện trong người theo đó truyền qua cửa xe, hiện tượng này được gọi là phóng tĩnh điện.

Với một lượng điện năng đủ lớn sẽ làm tài xế bị giật điện cũng như có thể tạo ra tia lửa điện.

Tĩnh điện – mối nguy hiểm mà tài xế ô tô cần chú ý - Ảnh 1.

Tĩnh điện có thể đốt cháy hơi nhiên liệu dẫn tới hỏa hoạn.

Điều này đặc biệt nguy hiểm khi tài xế đỗ xe trong hầm kín, hẹp và xe không may rò rỉ nhiên liệu, lúc này tia lửa điện tạo ra từ hiện tượng phóng tĩnh điện hoàn toàn có thể đốt cháy hơi nhiên liệu và gây hỏa hoạn.

Trong một số trường hợp tĩnh điện có thể gây hư hỏng các chíp tử điện của chìa khóa xe thông minh, cũng như các chip bán dẫn khác. Một số trường xấu có thể gây ảnh hưởng tới các thiết bị y tế hỗ trợ sức khỏe như máy trợ thính hay máy tạo nhịp tim.

Cách hạn chế tĩnh điện khi chạm vào ô tô

Có hai cách chính để hạn chế tĩnh điện khi chạm vào ô tô là hạn chế tạo ra tĩnh điện và phòng tránh hiện tượng phóng tĩnh điện. Một trong những cách dễ nhất để hạn chế tạo ra tĩnh điện là chú ý tới chất liệu trang phục mà tài xế mặc.

Ví dụ, những đôi giày cao su có khả năng cách điện tốt sẽ khiến tĩnh điện tích tụ nhiều trong cơ thể, đặc biệt khi tài xế sử dụng những bộ quần áo có chất liệu bằng len sẽ làm gia tăng lượng điện năng tích tụ.

Vì vậy để hạn chế sự tích tụ điện năng tài xế nên sử dụng giày da hoặc đi tất có chất liệu cotton thay vì tất len. Tương tự như vậy, việc mặc những bộ đồ có chất liệu bằng cotton thay bằng quần áo len sẽ hạn chế được sự gia tăng điện tích.

Tĩnh điện – mối nguy hiểm mà tài xế ô tô cần chú ý - Ảnh 2.

Lắp đai chống tĩnh điện sẽ giúp hạn chế khả năng bị giật do tĩnh điện gây ra khi mở cửa xe.

Đối với cách phòng tránh hiện tượng phóng tĩnh điện thì tài xế nên hạn chế tiếp xúc ngón tay vào xe sau một khoảng thời gian dài. Vì phần đầu ngón tay sẽ tập trung nhiều điện tích nhất nên trước khi mở cửa xe, tài xế nên sử dụng lòng bàn tay hoặc cùi trỏ chạm vào phần cửa xe hoặc tay nắm cửa.

Việc sử dụng chìa khóa thông minh thay cho các chìa vật lý thông thường cũng sẽ hạn chế được việc tạo tia lửa điện khi tra chìa khóa cơ vào ổ.

Một cách khác để bảo vệ bản thân khỏi tĩnh điện là chạm vào xe với một đồng xu hoặc vật bằng kim loại khác sau khi ra khỏi xe. Tuy nhiên, không nên dùng khóa thông minh có chứa con chip điện tử, bởi sốc điện có thể làm hỏng con chip này trên khóa.

Tài xế cũng có thể đeo những thiết bị hỗ trợ khử tĩnh điện như găng tay cao su, vòng chống tĩnh điện hay cũng có thể làm ướt tay trước khi mở cửa để hạn chế hiện tượng phóng tĩnh điện.

Đối với xe ô tô thì chủ xe có thể sử dụng các đai khử tĩnh điện nối đất lắp với ống pô của xe, điện tích dư thừa sẽ được truyền xuống đất và hiện tượng tĩnh điện sẽ được hạn chế

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.