• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Hội đủ điều kiện, vì sao Việt Nam chưa “ô tô hóa”?

30/11/2024, 09:00

Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam hiện là 63/1.000 (1.000 người dân có 63 xe), thu nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng 4.200 USD. Dù hội đủ điều kiện nhưng thị trường ô tô Việt vẫn chưa thể bùng nổ và bước vào giai đoạn "ô tô hóa".

Có nhu cầu nhưng không muốn mua

Những ngày cuối năm, chị Nguyễn Thu Hoàn (trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên) đi xe máy vất vả luồn lách qua những chiếc ô tô xếp hàng dài, nhích từng mét qua cầu Chương Dương để đến chỗ làm ở đường Trần Hưng Đạo. Quãng đường từ nhà đến nơi làm việc khoảng 8km nhưng chị mất tới 40 phút.

Hội đủ điều kiện, vì sao Việt Nam chưa “ô tô hóa”?- Ảnh 1.

Ngưỡng thu nhập bình quân đã tăng nhưng tiêu thụ ô tô vẫn chưa tăng, khiến thị trường Việt Nam vẫn ở nhóm quy mô nhỏ trong ASEAN.

"Tôi rất muốn mua ô tô, nhưng việc khó tìm chỗ đỗ và đường ùn tắc như hiện nay khiến tôi gác lại ý định", chị Hoàn nói.

Câu chuyện của chị Hoàn cũng giống hàng chục vạn người hàng ngày đi làm bằng xe máy ở các đô thị lớn, có chung sự đắn đo khi chuyển đổi phương tiện tốt và an toàn hơn, dù rất muốn và có đủ điều kiện mua sắm.

Với nhiều người, dù có thể mua ô tô nhưng do quãng đường đi làm không đủ xa, chi phí đi kèm lớn trong khi thu nhập vẫn ở ngưỡng trung bình (khoảng 5.000 USD, xấp xỉ 125 triệu đồng/năm).

Theo các nghiên cứu và thông lệ của thế giới, một quốc gia sẽ bước vào giai đoạn ô tô hóa (motorization) khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân và GDP/đầu người đạt từ 3.000 USD trở lên.

Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, "ô tô hóa" là khái niệm mô tả chuyển hóa phương tiện, chữ "hóa" trong khái niệm này được hiểu là thay đổi về chất, tức thay đổi cách đi lại từ xe máy sang ô tô.

Theo quy luật lượng đổi chất đổi, cần mất thời gian để người dân thay đổi từ xe hai bánh lên xe bốn bánh, đi cùng đó là tích lũy thu nhập trang trải cho ô tô và nhà nước thu tiền thuế ô tô để cải thiện hạ tầng. Quá trình này cần tới 5 - 10 năm.

Khi nào Việt Nam bước vào thời kỳ bùng nổ ô tô?Khi nào Việt Nam bước vào thời kỳ bùng nổ ô tô?

Chỉ khi quy mô thị trường ô tô đủ lớn mới lôi kéo được doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ việc sản xuất phụ kiện trong nước, giúp giá xe rẻ hơn.

1.000 dân có 63 xe ô tô

Theo dữ liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến tháng 9/2022, tổng số ô tô đang lưu hành tại Việt Nam là 4,94 triệu chiếc. Như vậy, số xe hơi trên 1.000 dân Việt Nam là khoảng 50 chiếc vào năm 2022.

Hội đủ điều kiện, vì sao Việt Nam chưa “ô tô hóa”?- Ảnh 3.

Tăng trưởng ô tô đi ngang, thậm chí đi lùi trong khi thu nhập bình quân tăng 21% so với cách đây 4 năm.

Theo dự thảo "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam" do Bộ Công thương soạn thảo, tính đến hết năm 2023, toàn quốc đăng ký mới 408.542 xe ô tô, lũy kế tổng số xe đã đăng ký tính đến cuối năm 2023 hơn 6,3 triệu ô tô. Mức sở hữu xe bình quân đầu người là 63 xe/1.000 dân năm 2023. Con số này được tính dựa trên toàn bộ số xe đăng ký, không phải số xe sở hữu cá nhân.

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, thực tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ ô tô hoá. Hiện GDP bình quân đầu người đã tăng 393 USD so với năm 2021, đạt khoảng 4.200 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 117 trên thế giới.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Phân tích thị trường SSI Research, thị trường ô tô Việt Nam liên tục được đánh giá "có tiềm năng" dựa trên dân số, thu nhập bình quân của cư dân, mức độ bão hòa xe máy và tỷ lệ sở hữu ô tô còn ở mức thấp.

Xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo

Nhìn lại dung lượng thị trường 5 năm gần đây có thể thấy, cả nước tiêu thụ 407 nghìn xe (2020), 410 nghìn xe (2021), 504 nghìn xe (2022), 390 nghìn xe (2023) và dự kiến khoảng hơn 400 nghìn xe năm nay.

Tăng trưởng ô tô đi ngang, thậm chí đi lùi trong khi thu nhập bình quân tăng 21% so với cách đây 4 năm (GDP bình quân năm 2020 là 3.526 USD/người, năm 2023 đạt 4.284 USD/người).

Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong, về lý thuyết, thu nhập tăng và phát sinh nhu cầu mua sắm ô tô luôn đồng hành. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của hạ tầng là điều cần lưu ý.

"Ví dụ, nếu có chỗ đỗ xe thoải mái, đường sá không tắc và việc đi ra tỉnh khác thuận tiện, chắc chắc sẽ thúc đẩy người dân sở hữu ô tô. Ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều gia đình có tích lũy, có nhu cầu nhưng vẫn không muốn mua ô tô vì không có chỗ đỗ", ông Phong lý giải.

Theo TS Trần Hữu Minh, đến tháng 9/2024 cả nước đã có 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy trên 1.000 dân tới 770 xe, thuộc hàng cao nhất thế giới. Hiện nay, phần lớn các hộ gia đình có điều kiện mua ô tô vẫn giữ xe máy để đáp ứng những mục tiêu nhất định trong cuộc sống.

"Trong bối cảnh xe máy là phương tiện chủ đạo trong đô thị (chiếm tới 85%), các phương tiện khác phải tuân theo dòng xe máy, khiến nhiều người dù có ô tô vẫn thích dùng xe máy đi lại chặng ngắn.

Giai đoạn ô tô hóa của các nước ASEAN như Malaysia năm 1993 (3.100 USD/người/năm), Thái Lan năm 1999 (3.000 USD/người/năm), lượng xe ô tô đều qua ngưỡng 50 xe/1.000 dân. Những nước giàu tiềm năng như Singapore và Brunei, giai đoạn ô tô hóa sớm hơn, do các nước này diện tích nhỏ, dân số ít.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.