• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Ô tô đang chạy bị rơi bánh: Nguyên nhân vì sao?

Có rất nhiều vụ việc ô tô đang lưu thông bất ngờ rơi bánh dẫn tới các vụ tai nạn thương tâm. Nguyên nhân của hiện tượng này phần lớn tới từ việc bảo dưỡng phương tiện.

Nguyên nhân bánh xe rơi khi đang di chuyển

Dư luận đang xôn xao về vụ tai nạn giao thông hy hữu khi một xe tải đang lưu thông trên đường bỗng rơi bánh văng vào làm 2 cháu nhỏ chơi bên đường tử vong. Đây là một tai nạn vô cùng đáng tiếc bởi trường hợp này rất khó xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân của sự việc này?

Bánh xe là bộ phận duy nhất trên ô tô tiếp xúc với mặt đường, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ khối lượng của xe và chuyển hóa năng lượng từ động cơ thành cơ năng giúp chiếc xe di chuyển, truyền sức kéo cũng như truyền lực phanh xuống mặt đường.

Bánh xe được liên kết với trục truyền động thông qua khớp nối bu-lông. Tùy từng dòng xe mà bánh xe có cơ cấu bánh đôi hay đơn, cũng như sẽ có số lượng bu-lông liên kết khác nhau.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc bánh xe bị rời ra khi di chuyển là do các bu-lông bánh xe không được siết chặt.

Bu-lông bánh xe sẽ có lực siết rất lớn, đối với xe ô tô du lịch dưới 9 chỗ ngồi lực siết bu-lông bánh xe sẽ dao động từ 110-150N/m, còn đối với xe tải trên 3500kg lực siết sẽ khoảng 200-350N/m.

Ô tô đang chạy bị rơi bánh: Nguyên nhân vì sao?- Ảnh 1.

Nguyên nhân rơi bánh xe thường tới từ chất lượng phương tiện.

Khi không siết đủ lực, quá trình di chuyển rung động từ mặt đường sẽ làm bu-lông bánh xe bị rơ lỏng và sau một thời gian di chuyển bị có thể khiến bánh xe rơi ra.

Việc không siết chặt bu-lông cũng sẽ xảy ra tình huống bánh xe bị lắc, không đồng tâm với trục quay. Với áp lực lớn và độ lắc của bánh xe hoàn toàn có thể cắt đứt bu-lông và làm rơi bánh.

Đối với các xe tải lớn, việc rơi bánh khi di chuyển còn tới từ nguyên nhân quá tải và không bảo dưỡng thường xuyên. Khi xe chở quá trọng tải cho phép, áp lực lên các trục và bu-lông bánh xe rất lớn.

Trong quá trình di chuyển tốc độ cao, mô-men xoắn cộng với áp lực quá tải sẽ làm đứt gãy bu-lông cũng như các trục bánh xe và làm rơi bánh xe ra ngoài.

Cách nào phòng bánh xe bị rơi khi di chuyển?

Bu-lông bánh xe không được siết chặt phần lớn tới từ quá trình sửa chữa bảo dưỡng. Khi tháo lắp bánh xe thợ kỹ thuật đã thực hiện sai hoặc siết thiếu lực dẫn tới bu-lông không được siết chặt.

Để tránh trường hợp này thợ sửa xe cần thực đúng quy trình cũng như tuân thủ các quy tắc siết bu-lông bánh xe.

Việc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên cũng sẽ giúp hạn chế và phòng tránh được việc bánh xe rơi. Khi bảo dưỡng thường xuyên sẽ sớm phát hiện được những chi tiết hư hỏng từ đó sẽ có phương án sửa chữa thay thế hợp lý, tránh xảy ra những sự cố bất ngờ nguy hiểm.

Ô tô đang chạy bị rơi bánh: Nguyên nhân vì sao?- Ảnh 2.

Cần thực hiện đúng quá trình siết bu-lông để bánh xe không bị rơ lỏng.

Nếu nhận thấy bu-lông bánh xe có dấu hiệu xuống cấp như cong, vênh, nứt, hỏng ren, han gỉ thì cần thay thế ngay, không nên tiếp tục sử dụng. Khi thay thế bu-lông bánh xe cần chọn cơ sở uy tín, tránh thay thế sử dụng đai ốc kém chất lượng, dẫn tới tai nạn nguy hiểm.

Trong trường hợp tài xế tự thay lốp dự phòng cần thực hiện đúng quy tắc tháo lắp bánh xe. Khi siết ốc bánh xe thì cần gá bu-lông trước, sau đó hạ kích và siết bằng lực lớn để tránh bu-lông bị lỏng.

Với người đi đường cần cẩn trọng và lưu ý khi đi cạnh những xe có tải trọng lớn. Không nên đi song song với bánh xe để phòng tránh trường hợp nổ lốp và rơi bánh. Nếu phát hiện bánh xe rung lắc bất thường cần báo cho tài xế, tránh trường hợp xấu xảy ra.

Đối với tài xế các xe tải trọng lớn, trước khi xuất phát cần kiểm tra tất cả các bánh xe để đảm bảo an toàn, không có bánh xe nào gặp sự cố.

Ngoài ra các tài xế cần tuân thủ chở đúng tải trọng của xe, việc chở hàng quá tải không chỉ gây hư hỏng xe mà còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.