• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tận dụng làn sóng chuyển dịch đầu tư để phát triển công nghiệp ô tô

22/09/2020, 09:00

Đề án tận dụng làn sóng dịch chuyển vốn FDI sau đại dịch Covid-19, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng về công nghiệp hỗ trợ đang được xây dựng.

Xe ô tô chuẩn bị xuất xưởng rời khỏi nhà máy lắp ráp ô tô VinFast tại Cát Hải (Hải Phòng)

Ngày 18/9/2020, Bộ KHĐT có văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan về dự thảo "Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái ô tô" để hoàn thiện bản dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề án quan trọng này.

Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, đề án nhấn mạnh việc tận dụng làn sóng dịch chuyển vốn FDI sau đại dịch Covid-19, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng về công nghiệp hỗ trợ.

Theo đề án, các giải pháp duy trì và đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước gồm các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động.

Chính phủ sẽ tăng cường thu hút đầu tư các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và dòng xe chưa có tại khu vực ASEAN nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Đối với thị trường trong nước, đề án đề xuất giải pháp bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ô tô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại.

Đồng thời, Việt Nam sẽ xem xét khả năng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi ô tô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất trong nước.

Các cơ quan chuyên môn của Bộ GTVT sẽ ban hành các tiêu chuẩn, qui chuẩn linh kiện, phụ tùng; triển khai các hoạt động hài hòa hóa tiêu chuẩn linh kiện, phụ tùng ô tô.

Mục tiêu tổng quát của đề án là đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất ô tô trong nội địa, chiếm khoảng 10% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Năm 2025, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó doanh nghiệp nội địa chiếm khoảng 30%.

Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất ô tô nội địa, chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp, và có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô trên lãnh thổ Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.