• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Toyota đã có lộ trình giới thiệu ô tô điện tại Việt Nam

22/09/2023, 13:56

Theo đại diện Toyota Việt Nam, dự báo năm 2030, xe điện và xe điện hóa tại Việt Nam chiếm 30%. Như vậy vẫn còn 70% nhu cầu sử dụng xe động cơ đốt trong.

Vì sao Toyota chưa bán xe thuần điện?

Tại buổi tọa đàm "Ngành ô tô tiếp cận đa chiều, hướng tới trung hòa carbon" do Báo Tiền Phong tổ chức sáng nay (22/10), ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban kế hoạch kinh doanh (Toyota Việt Nam) cho biết, trước mắt, Toyota Việt Nam đã chủ động lựa chọn đẩy mạnh công nghệ hybrid thay vì xe thuần điện. Tuy nhiên, hãng cũng đã có lộ trình giới thiệu ô tô điện tại thị trường Việt Nam.

"Lý do lựa chọn công nghệ hybrid ở thời điểm hiện tại là xe hybrid có thể giúp giảm phát thải ngay, không cần đầu tư hạ tầng trạm sạc, khách hàng không mất thời gian hay thay đổi thói quen sử dụng. Tuỳ vào thời điểm, nhu cầu của người dân và chính sách, hãng sẽ giới thiệu những dòng xe phù hợp", ông Hiếu cho biết.

Toyota đã có lộ trình giới thiệu ô tô điện tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban kế hoạch kinh doanh (Toyota Việt Nam).

Cũng theo ông Hiếu, dự đoán năm 2030, xe điện và xe điện hóa tại Việt Nam chiếm 30%. Như vậy, 30% là tương đương với 300.000 xe điện được bán ra. Tuy nhiên cần nghĩ đến 700.000 xe còn lại, làm sao để khách hàng vẫn mua được xe? "Chúng tôi đã có tia sáng ban đầu khi đi vào nghiên cứu về năng lượng xanh như nhiên liệu sinh học".

Ông Hiếu cũng cho biết, Toyota đã quan tâm đến vấn đề trung hoà carbon từ rất lâu. Với Toyota, để góp phần vào trung hoà carbon, từ khâu sản xuất linh kiện, xe, đại lý, hệ thống phát thải ròng phải bằng 0. Việc thải bỏ cũng cần phải có cơ chế.

Giảm ô nhiễm môi trường nên chọn loại xe nào?

Theo bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT), theo số liệu của Cục Đăng kiểm, lượng phương tiện hiện hành ở Việt Nam (ô tô và xe máy) tính đến 31/12/2022 đạt 5,85 triệu ô tô và có trên 72 triệu xe máy.

Theo báo cáo kiểm kê chính thức gửi lên UNFCCC (Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) mới nhất, tổng lượng phát thải của 5 lĩnh vực giao thông vận tải (đường bộ, hàng không, hàng hải, đường thuỷ, đường sắt - PV) là 35,85 triệu tấn. Trong đó phát thải của các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 85% (hơn 30 triệu tấn). "So với quy mô tương đương của lượng xe và tổng lượng phát thải ra, Việt Nam ngang với thế giới. Với tổng phương tiện chúng ta lưu hành hiện nay thì chúng ta chiếm 0,45% tổng phát thải đường bộ so với thế giới".

Để giải quyết câu chuyện giảm phát thải tại Việt Nam, theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, về mặt sản phẩm có thể chọn giải pháp tiếp cận một cách đa dạng. Không lý tưởng công nghệ nào nhưng chọn công nghệ phù hợp nhất tương ứng với điều kiện kinh tế - xã hội.

Theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, để đạt mục tiêu "Net Zero", đặc biệt trong giao thông phải nghiên cứu theo hướng là một vòng khép kín hoàn toàn.

"Để đánh giá lượng khí phát thải của một chiếc ô tô, chúng ta phải nghiên cứu về lượng phát thải từ khi nó được sản xuất, đến khi nó vận hành và cuối cùng là khi nó được loại bỏ.

Hiện nay hầu như chúng ta chỉ quan tâm đến lượng phát thải khi chiếc xe vận hành trong khi điều mà chúng ta cần hướng đến phải là "từ giếng dầu đến bánh xe". Chúng ta cần giảm lượng phát thải từ khi chiếc xe được sản xuất đến khi nó vận hành và cuối cùng là khi nó được loại bỏ. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến nguồn năng lượng mà nó sử dụng", PGS.TS Phúc nói thêm.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.