Ngày 20/6 tới, phiên họp thường niên cổ đông Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (mã VEA, sàn UPCoM) sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Theo tờ trình đại hội, Tổng giám đốc Phan Phạm Hà cho biết, một số tồn tại, vướng mắc của giai đoạn trước đây ở tổng công ty vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm, đặc biệt là công nợ khó đòi, gồm công nợ hỗ trợ vốn cho các công ty con.
Ban lãnh đạo VEAM nêu dự kiến còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng tồn kho lâu năm, sản phẩm mới đưa ra thị trường còn hạn chế.
Bởi vậy, VEAM đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ 6.414 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.489 tỷ đồng, tương ứng giảm 22% và 19% so với thực hiện năm 2023.
Đặc biệt, VEAM tập trung đẩy mạnh tìm kiếm các phương án để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tiêu thụ số lượng xe tồn kho lâu năm.
Giữa năm 2021, lần đầu tiên lô xe tải tồn kho 2.268 chiếc được mang ra đấu giá với giá khởi điểm 972 tỷ đồng, nhưng không thành công.
Cuối năm 2021, giá khởi điểm lô xe tại cuộc đấu giá lần thứ hai là 963 tỷ đồng.
Đầu năm 2022, giá khởi điểm lô xe tại cuộc đấu giá lần ba là 931 tỷ đồng.
Giữa năm 2023, giá khởi điểm của lô xe tại cuộc đấu giá lần thứ tư là 627 tỷ đồng.
Sau bốn lần đấu giá không thành công, giá trị khởi điểm lô tài sản giảm 345 tỷ đồng (giảm 35%), giá bình quân mỗi chiếc xe chỉ còn khoảng 290 triệu đồng.
VEAM cũng lưu ý là lô xe thuộc dòng VT158 và xe khách 15 chỗ, giá khởi điểm chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (15% giá trúng đấu giá). Chi phí vận chuyển, di dời lô xe khỏi nhà máy do bên mua chịu.
Năm 2024, ban lãnh đạo VEAM tập trung tìm giải pháp về pháp lý, tháo gỡ khó khăn để thanh lý lượng xe tồn kho ở nhà máy VEAM Thanh Hóa cũng như xe ô tô Changan và máy kéo ISEKI.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận