• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Kỹ năng lái xe khi đối mặt với container tại khúc cua

05/03/2024, 14:00

Các chuyên gia giao thông cho rằng, kinh nghiệm đối mặt với xe container ngược chiều cũng quan trọng không kém kỹ năng vượt qua chúng.

Xe container lật nghiêng khi vào cua, suýt đè sập nhà dân xảy ra hồi tháng 7/2021 ở Yên Bái.

Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng rạng sáng ngày 5/3, trên QL2 đoạn qua tỉnh Tuyên Quang cho thấy chiếc xe container ôm cua bên phải, xảy ra va chạm với xe khách giường nằm, chạy theo chiều ngược lại.

Trên mặt đường, những vạch sơn vàng kẻ ngang đường thể hiện vị trí tai nạn là trong khúc cua, đang cua bên phải đối với xe container và cua trái đối với xe khách.

Các chuyên gia giao thông cho rằng, kinh nghiệm đối mặt với xe container ngược chiều cũng quan trọng không kém kỹ năng vượt qua chúng.

Đặc biệt, khi xe container đang ôm cua, mức độ nguy hiểm tăng lên gấp bội, do lực ly tâm tỷ lệ thuận với tốc độ.

Thứ nhất, khi ôm cua, toàn bộ thân xe container gồm đầu kéo (dài 7m) và sơ-mi rơ-mooc (dài 12m) không còn là đường thẳng mà uốn cong theo con đường, do đó tài xế xe tải không nhìn thấy phía sau bên trái (nếu cua phải) và không nhìn được phía sau bên phải (nếu cua trái).

Thứ hai, lực ly tâm của xe tải hạng nặng khi vào của rất lớn, lực này tăng khi tốc độ chuyển động tăng, dẫn đến tình huống nhiều xe container tự lật khi vào cua.

Kỹ năng lái xe khi đối mặt với container tại khúc cua- Ảnh 1.

Chiếc xe container trong vụ va chạm với xe khách, gây hậu quả nghiêm trọng rạng sáng 5/3/2024, trên QL2 đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.

Anh Tiến Nguyên, kỹ thuật viên xưởng dịch vụ xe tải Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) cho hay, xe tải chạy đêm thường chạy nhanh hơn ban ngày. Khi gặp xe tải nặng xuất hiện ở khúc cua, tốt nhất nên giảm tốc và nép vào bên phải để nhường đường.

Theo anh Nguyên, phanh một chiếc xe đầu kéo không đơn giản, vì loại xe to lớn này khi phanh gấp sẽ trượt thêm một đoạn dài do quán tính của khối động năng dài gần 20m và có thể nặng tới 60 tấn.

Nếu hệ thống phanh của phần đầu kéo hoạt động tốt nhưng phần rơ-mooc phía sau phanh theo không kịp thì phần rơ-mooc sẽ bị cuốn sang ngang do vẫn còn quán tính. Vì vậy, nhiều tài xế xe đầu kéo chọn cách không phanh gấp ở nhiều trường hợp.

Theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc (Đại học Bách khoa Hà Nội), tiêu chuẩn châu Âu quy định độ trễ của hệ thống phanh các xe tải cỡ lớn khoảng 0,6 giây.

Thoạt nhìn thì có vẻ rất nhỏ, nhưng thêm nữa phản hồi của não bộ người lái từ khi phát hiện nguy cơ tai nạn cho đến khi đạp phanh trung bình là 1,5 cho đến 2 giây.

Có nghĩa ở tốc độ 50km/h, xe chỉ bắt đầu phanh sau khi đã đi được 36m từ khi người lái nhận thấy sự nguy hiểm; 43m ở tốc độ 60km/h; 50m ở tốc độ 70km/h và 58m ở 80km/h.

Do vậy, việc phanh gấp của xe container cũng nguy hiểm, khiến tính mạng của các lái xe đi gần cũng như xe ngược chiều trở nên mong manh như ngọn đèn trước gió.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.