• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Xe nội ra sao khi thị trường sắp mở toang?

31/05/2024, 14:00

Thời gian thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan về 0% theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang cận kề đang đặt ra những cơ hội và thách thức với ngành sản xuất ô tô trong nước.

Thời gian thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan về 0% theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang cận kề. Điều này đặt ra những cơ hội và thách thức với ngành sản xuất ô tô trong nước. Nếu không có giải pháp thích ứng, nguy cơ xe nội thua trên sân nhà hiện hữu.

Nhiều áp lực

Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) và được thế giới công nhận là một nền kinh tế mở.

Xe nội ra sao khi thị trường sắp mở toang?- Ảnh 1.

Công nghiệp ô tô Việt Nam gặp nhiều thách thức trong lộ trình thực hiện các hiệp định tự do thương mại đến năm 2029.

Trong các hiệp định đã ký, ô tô nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng là nhóm hàng hóa phải mở cửa theo lộ trình. Nhiều FTA đã cam kết về ô tô nguyên chiếc và có lộ trình giảm thuế nhập khẩu của xe ô tô nguyên chiếc về 0%.

Điển hình là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu về 0% từ năm 2018, hay Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UK/EVFTA) về 0% từ năm 2028; Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có mức thuế nhập khẩu về 0% từ năm 2029. 

Theo một chuyên viên Bộ Tài chính, trong các cam kết mở cửa thị trường ô tô, có ba cam kết "nặng ký" nhất là ATIGA, EVFTA và CPTPP. Hiệp định ATIGA đã mở toang thị trường ô tô ASEAN. Thậm chí, nhiều hãng xe Trung Quốc đang thiết lập nhà máy ở ASEAN để tận dụng hiệp định này.

Với EVFTA (Hiệp định thương mại Việt Nam - EU, gồm 27 quốc gia thành viên) sẽ gây áp lực về mảng linh kiện phụ tùng. Theo đó, năm 2023 sản phẩm bugi, lốp xe con đang được áp thuế lần lượt là 5% và 12,5%. Đến năm 2027, các sản phẩm này sẽ được giảm thuế về 0%. Khi đó, linh kiện rẻ hơn, chất lượng cao hơn sẽ ồ ạt về Việt Nam. 

EVFTA còn có quy định cho phép nhập khẩu phụ tùng tân trang được đưa từ EU về Việt Nam. Điều này gây áp lực không nhỏ lên chuỗi cung ứng nội địa.

Chỉ còn khoảng 5 năm để ứng phó

Theo TS Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công thương (Bộ Công thương), thách thức đặt ra bởi EU là thị trường tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý khá xa Việt Nam. Vì vậy cơ hội xuất khẩu sang EU sẽ khó thành hiện thực nếu doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia mạng lưới cung ứng trong lĩnh vực ô tô xe máy.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng, sức ép từ CPTPP là xe nguyên chiếc đến từ Nhật Bản, một nước thành viên. Theo hiệp định, Việt Nam áp dụng thuế suất 0% vào năm 2029, lúc đó xe Nhật sẽ tràn vào Việt Nam tương tự xe Thái Lan, Indonesia.

Về thời gian, các hãng xe và chuỗi cung ứng Việt Nam còn khoảng 5 năm để ứng phó với làn sóng ô tô đến từ EU và Nhật Bản, thời gian bảo hộ không còn nhiều.

Kiến nghị tạo thuận lợi hải quan trong quá trình thực hiện FTAKiến nghị tạo thuận lợi hải quan trong quá trình thực hiện FTA

Nội dung kiến nghị được đại diện VAMA đề xuất tại tọa đàm “Công nghiệp ô tô Việt Nam thực hiện hiệp định thương mại tự do: Phát triển theo hướng nào?”.

Doanh nghiệp cần làm gì?

Theo bà Nguyễn Ánh Tuyết, Trưởng tiểu ban Hải quan thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), sau khi cam kết bỏ thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN có hiệu lực năm 2018, nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước không cạnh tranh nổi với xe từ Thái Lan, Indonesia và đã bị thay thế bởi sản phẩm nhập khẩu.

Xe nội ra sao khi thị trường sắp mở toang?- Ảnh 3.

Các hãng xe Việt Nam như Mercedes-Benz, Ford đã đầu tư hàng chục triệu USD nâng cấp công nghệ lắp ráp ô tô tại nhà máy.

Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, nhiều hãng xe đẩy mạnh nội địa hóa bằng cách tự sản xuất linh kiện trong nước và phát triển mạng lưới nhà cung cấp. Các thành viên của VAMA rất nỗ lực để duy trì thị phần của xe sản xuất trong nước đạt trên 60% doanh số. Tỷ trọng xe lắp ráp và xe nhập khẩu trong tổng sản lượng bán hàng hiện là 2:1. 

"Nhiều hội viên VAMA cũng tận dụng lợi thế của FTA để xuất khẩu linh kiện sang các quốc gia ASEAN, đạt kim ngạch hàng năm 4,5 tỷ USD phụ tùng ô tô xe máy", đại diện VAMA cho hay.

Theo ông Dương Bá Hải, Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), Nhà nước đã hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng chính sách giảm phí trước bạ (áp dụng 3 lần), hoãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (4 lần) để hỗ trợ công nghiệp ô tô từ năm 2020 đến nay.

"Thời gian bảo hộ 7 - 10 năm mặc dù tương đối dài nhưng nếu ngành ô tô, xe máy Việt Nam tiếp tục thiếu chủ động cải thiện năng lực cạnh tranh, nguy cơ bị thua trên sân nhà vẫn rất cao. Do đó, các doanh nghiệp ngành ô tô Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các cam kết EVFTA, chuẩn bị các điều kiện để tận dụng cơ hội cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan", TS Lê Huy Khôi phân tích.

Theo TS Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), khi quy mô thị trường đạt 500.000 xe, sẽ có nhiều nhà cung ứng tiềm lực từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào thị trường với tư cách doanh nghiệp FDI. Điều này sẽ khiến các nhà cung ứng trong nước có nguy cơ "bật bãi".

"Bởi thế, Chính phủ cần có bài toán dài hơi để các doanh nghiệp Việt không hụt hơi trong cuộc đua về giá với các doanh nghiệp FDI", bà Bình cho hay.

Việt Nam đang áp thuế 0% với ô tô nhập từ ASEAN đến hết năm 2027, theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Đối với xe nhập khẩu từ EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, mức thuế suất đang áp dụng từ 56 - 74%. Đối với ô tô nhập từ Trung Quốc, Mỹ, thuế suất từ 40 - 70% tùy theo mục đích sử dụng; thuế suất này tăng gấp đôi (từ 90 - 150%) với xe có động cơ từ 3.0 - 6.0L.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.